Bình Điền
  • Trang chủ

  • Tin tức

  • Sản phẩm

    • NPK Đầu trâu thông minh

    • NPK Đầu trâu đa dụng

    • NPK Đầu trâu chuyên dùng

  • Giới thiệu

    • Mục tiêu công ty

    • Lĩnh vực hoạt động

    • Lịch sử phát triển

    • Thành tích

  • Cổ đông

  • Liên hệ

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Sản phẩm
    • NPK Đầu trâu thông minh
    • NPK Đầu trâu đa dụng
    • NPK Đầu trâu chuyên dùng
  • Giới thiệu
    • Mục tiêu công ty
    • Lĩnh vực hoạt động
    • Lịch sử phát triển
    • Thành tích
  • Cổ đông
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Mục tiêu công ty
    • Lĩnh vực hoạt động
    • Lịch sử phát triển
    • Thành tích
  • Sản phẩm
    • NPK Đầu trâu thông minh
    • NPK Đầu trâu đa dụng
    • NPK Đầu trâu chuyên dùng
  • Liên hệ
    • 02837560040
    • C12/21 Tân Kiên, Bình Chánh, TPHCM
    • thethaobinhdien@gmail.com
  • Kết nối với Bình Điền
    • YouTube Icon
    • Facebook Icon
    • Messenger Icon
    • Zalo Icon
© 2025, Bản quyền của Công ty Cổ Phần Phân Bón Bình Điền.
Số ĐKKD: 0302975517 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25 tháng 01 năm 2011. Người đại diện: ông NGÔ VĂN ĐÔNG.
bo-cong-thuong
  1. Trang chủ
  2. |Tin tức
  3. |Canh tác thông minh
Canh tác thông minhthứ hai 23/06/2025

Công ty CP Phân bón Bình Điền đẩy mạnh Dự án "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL".

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2025, tại Hợp tác xã Nông nghiệp 1/5, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, không khí trở nên sôi động khi Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng Trung tâm Giống Nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo khởi động dự án "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)". Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai dự án tại Sóc Trăng đồng thời hoàn thiện bức tranh toàn cảnh cho vụ Hè Thu 2025 trên toàn khu vực ĐBSCL.

Hơn 100 nông dân đã tham gia buổi hội thảo với sự hào hứng rõ rệt khi được tận mắt chứng kiến trình diễn công nghệ sạ cụm kết hợp với kỹ thuật vùi phân. Đây là một trong những giải pháp kỹ thuật chủ đạo của dự án, thể hiện chiến lược bài bản mà Công ty Bình Điền tiên phong thực hiện với vai trò đơn vị chủ trì dự án Khuyến nông Trung ương: "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL".

Các đại biểu tham dự và cắt bằng khởi động dự án tại HTX nông nghiệp 1/5

Từ Sóc Trăng nhìn ra toàn cảnh dự án

Mô hình tại Sóc Trăng có quy mô 50ha, nằm trong tổng số 6 mô hình được triển khai trên diện tích lên đến 300ha tại năm tỉnh gồm Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Các mô hình được xây dựng tại những hợp tác xã trọng điểm với sự tham gia của các nông dân cần mẫn và sẵn sàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật mới. Mục tiêu chung đặt ra cho tất cả các mô hình là tăng lợi nhuận tối thiểu 15% so với phương pháp canh tác truyền thống; đồng thời giảm ít nhất 15% chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cùng công lao động. Bên cạnh đó, năng suất bình quân phải đạt từ 6,2 tấn/ha trở lên với chất lượng lúa gạo đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giải pháp đồng bộ - Chìa khóa thành công

Dự án áp dụng một chuỗi các giải pháp đồng bộ theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp do Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành.

  • Giảm lượng giống: Việc trình diễn máy sạ cụm tại Sóc Trăng là minh chứng cho việc áp dụng cơ giới hóa để giảm lượng giống gieo sạ xuống mức tối đa 70 kg/ha, thay vì 150-200kg/ha như trước đây.

  • Dinh dưỡng thông minh: Nông dân được dự án hỗ trợ 50% chi phí phân bón và được cung cấp các sản phẩm chuyên dùng của Bình Điền như Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2 và Hữu cơ Đầu Trâu dưỡng rễ tốt cây.

  • Một điểm nổi bật khác của dự án: là việc áp dụng nông nghiệp tuần hoàn khi toàn bộ diện tích mô hình sử dụng máy cuộn rơm kết hợp xử lý gốc rạ bằng chế phẩm sinh học. Biện pháp này góp phần loại bỏ tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lại dinh dưỡng cho đất và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, tất cả các mô hình đều được trang bị hệ thống đo khí thải MRV nhằm giám sát chặt chẽ hiệu quả giảm phát thải. Đây là bước đi tiên phong nhằm định lượng kết quả thực tế phục vụ mục tiêu thương mại hóa tín chỉ carbon trong tương lai.

Nhà khoa học thăm đồng, cán bộ kỹ thuật thăm mô hình và tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân

Không chỉ sản xuất, mà còn liên kết và lan tỏa

Dự án còn tạo điều kiện liên kết đa bên giữa các tổ chức và doanh nghiệp để xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Tại Sóc Trăng, Công ty Bayer Việt Nam đồng hành hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật và tư vấn kỹ thuật cho người nông dân tham gia mô hình. Toàn vùng dự kiến sẽ xây dựng ít nhất ba mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa hợp tác xã và doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho tối thiểu 60% sản lượng lúa của dự án.

Công tác truyền thông và đào tạo cũng được chú trọng nhằm lan tỏa hiệu quả kỹ thuật đến đông đảo người nông dân trong và ngoài mô hình. Dự án tổ chức nhiều buổi tập huấn thường xuyên cùng kế hoạch sản xuất video clip giới thiệu về lợi ích của phương pháp canh tác mới. Các bài viết báo chí cũng được triển khai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.

Khi mô hình cuối cùng tại Sóc Trăng đã chính thức xuống giống thành công, toàn bộ kế hoạch triển khai dự án vụ Hè Thu 2025 trên vùng ĐBSCL đã hoàn tất thuận lợi. Qua những hành động thiết thực và quyết liệt này, Công ty Phân bón Bình Điền cùng các đối tác góp phần hiện thực hóa đề án phát triển một triệu ha lúa chất lượng cao với mức phát thải thấp theo định hướng bền vững. Đây là bước ngoặt quan trọng mở ra tương lai ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn về kinh tế, thân thiện hơn với môi trường và có trách nhiệm hơn trước biến đổi khí hậu.

Sự kiện vừa qua không chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Bình Điền trong việc đồng hành cùng bà con nông dân xây dựng nền nông nghiệp xanh – sạch ở khu vực trọng điểm cung cấp nguyên liệu xuất khẩu lớn nhất nước ta. Hy vọng rằng những sáng kiến này sẽ tiếp tục được nhân rộng để góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững cho thế hệ mai sau.

Hồ Thế Huy

Công ty CPPB Bình ĐiềnlúaCanh tác bền vững
Bài viết liên quan
Cải thiện sức khỏe đất khi nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ hè thu
Cải thiện sức khỏe đất khi nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ hè thu
Đăng bởi Bình Điền | 27/06/2025

Cải thiện sức khỏe của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu là rất quan trọng tạo tiền đề cho vụ mùa bội thu trong thời gian tới..

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG CHỐNG MÉO TRÁI, THÚC TRÁI LỚN ĐỀU
GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG CHỐNG MÉO TRÁI, THÚC TRÁI LỚN ĐỀU
Đăng bởi Bình Điền | 19/06/2025

Giai đoạn "chạy trái" là thời điểm vàng quyết định đến năng suất và giá trị thương phẩm của quả sầu riêng. Theo Ths. Đỗ Văn Chung, việc quản lý dinh dưỡng không tốt có thể khiến trái phát triển không đồng đều, bị méo mó, rớt hạng. Sự chênh lệch giá giữa sầu riêng loại 1 và loại 2 lên đến hàng chục nghìn đồng/kg, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bà con.
Vậy làm thế nào để kiểm soát dinh dưỡng, giúp trái chạy đều, đạt chuẩn loại 1 và tối đa hóa lợi nhuận? Hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm thực tiễn, quy trình và "bí kíp" nhà vườn được chia sẻ bởi nông dân Phạm Duy Hồng đến từ Đắk Mil, Đắk Nông để tìm ra câu trả lời hiệu quả nhất!

Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong đổi mới mô hình tăng trưởng
Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong đổi mới mô hình tăng trưởng
Đăng bởi Bình Điền | 14/06/2025

Từ Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đến thực tiễn hoạt động sản xuất phân bón cho thấy ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong đổi mới mô hình tăng trưởng.

Khởi động mô hình lúa giảm phát thải cho nông dân Khmer
Khởi động mô hình lúa giảm phát thải cho nông dân Khmer
Đăng bởi Bình Điền | 11/06/2025

Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, canh tác hữu cơ, giảm phát thải, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, xây dựng vùng nguyên liệu lúa phục vụ xuất khẩu.